Nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng chống đỡ, lưu giữ răng trong xương. Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt. Khi viêm nướu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn độc hại tiếp tục lây lan, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nha chu, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Lúc này, bệnh diễn biến phức tạp và rất khó điều trị.
Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu
Viêm nha chu
- Xuất hiện túi nha chu chảy mủ.
- Chân răng suy yếu, răng lung lay.
- Tụt nướu làm chân răng lộ ra nhiều, miệng có mùi hôi nặng.
- Tiêu xương ổ răng là dấu hiệu nghiêm trọng bậc nhất, báo hiệu nguy cơ mất răng rất cao.
- Lợi bị chảy máu khi chải răng.
- Lợi sưng đỏ dễ chảy máu.
- Cao răng bám ở cổ răng, đặc biệt cao răng dưới lợi.
- Hơi thở hôi.
- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
- Răng lung lay.
- Răng có thể bị di lệch làm cho các răng bị thưa ra.
Những hệ lụy của bệnh viêm nha chu
- Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
- Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng/ lạnh.
- Gây mất khẩu vị, khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Làm chân răng lung lay, trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm nha chu
- Thực hiện chăm sóc răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên.
- Hút thuốc lá.
- Thay đổi nội tiết tố như mang thai, dậy thì hoặc giaai đoạn tiền mãn kinh.
- Lạm dụng chất gây nghiện.
- Dinh dưỡng không đầy đủ, bao gồm thiếu vitamin C.
- Di truyền theo gia đình.
- Sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu.
- Các điều kiện khiến suy giảm hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV/AIDS và điều trị ung thư.
- Một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn.
Điều trị bệnh viêm nha chu
Mục tiêu của cách chữa bệnh nha chu là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương quanh răng.
Có 2 phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu: Phẫu thuật và không phẫu thuật.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Nếu viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn hơn như:
- Cạo vôi để loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu. Nó có thể được thực hiện bằng dụng cụ, laser hoặc thiết bị sóng siêu âm.
- Làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn.
- Kháng sinh. Kháng sinh tại chỗ hoặc uống có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng, bôi gel có chứa kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi làm sạch sâu.Kháng sinh đường uống có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Phẫu thuật giảm túi. Bác sĩ nha chu thực hiện các đường rạch nhỏ trong nướu, để lộ chân răng để có khoảng rộng để thực hiện cao vôi và làm mịn bề mặt chân răng hiệu quả hơn.
- Ghép mô liên kết lấp đầy. Khi người bệnh bị mất mô nướu, đường viền nướu sẽ bị tụt xuống dưới do đó người bệnh cần phải ghép thêm mô nướu để bảo vệ răng và đảm bảo thẩm mỹ.. Điều này thường được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc vị trí khác và ghép vào vị trí bị mất nướu. Điều này có thể giúp giảm tình trạng tụt nướu hơn nữa, che phủ chân răng bị lộ và tăng tính thẩm mỹ cho răng của người bệnh.
- Ghép xương: Phương pháp này được thực hiện khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Mảnh ghép có được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh hoặc xương tổng hợp. Ghép xương giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định, tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.
- Protein kích thích mô. Một kỹ thuật khác liên quan đến việc sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong sự phát triển men răng và kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.